Trẻ béo phì vẫn bị còi xương tại sao vậy?

Chúng ta thường quan điểm rằng trẻ nhẹ cân mới có khả năng mắc bệnh còi xương, tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng trẻ còi xương, suy dinh dưỡng xảy ra ngay cả khi trẻ béo phì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Còi xương là một căn bệnh tương đối phổ biến ở trẻ là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Căn bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.

Biểu hiện của trẻ còi xương là gì? 

Chắc chắn bạn sẽ đặt ra vấn đề đó là tại sao những đứa trẻ gia đình có điều kiện, cân nặng lớn hơn các bạn cũng trang lứa mà bác sỹ vẫn kết luận rằng trẻ bị còi xương. Dấu hiệu còi xương sớm ở trẻ là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ra mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn). Trẻ bị còi xương cấp có biểu hiện tiếng thở rít thanh quản, hay nôn, nấc khi ăn, cơn khóc lặng, có thể bị co giật do hạ calci máu. Dấu hiệu còi xương thể bụ bẫm tương tự với còi xương thông thường. (Bệnh còi xương thể bụ xảy ra ở những trẻ có cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân béo phì nhưng vẫn bị còi xương do thiếu vitamin D). Nếu không kịp thời điều trị, sau khoảng vài tuần, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng ở xương. Tùy từng lứa tuổi mà các biểu hiện ở xương trẻ sẽ khác nhau. Cụ thể là:Tuy nhiên những biểu hiện còi xương chỉ cần quan sát kỹ cha mẹ cũng có thể phát hiện ra nhiều điều đó là: 

  • Ở trẻ nhỏ: sờ thấy xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó do tư thế nằm, đầu bẹt về phía sau hoặc một bên. Thóp rộng của trẻ chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng trẻ mọc chậm, răng mọc lộn xộn và men răng xấu.
  • Ở trẻ lớn hơn: có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay và cổ chân. Các cơ nhẽo nên trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi,… Nếu không kịp thời điều trị có thể để lại nhiều di chứng cho trẻ như: lồng ngực biến dạng, ngực dô ra phía trước như ngực gà, gù, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, vẹo cột sống, khung chậu hẹp (ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của bé gái),… Ngoài ra, trẻ bị còi xương còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái phát nhiều lần.

Trẻ béo phì vẫn dễ bị còi xương do không được cung cấp đủ Vitamin D

Trẻ béo phì vẫn dễ bị còi xương do không được cung cấp đủ Vitamin D

Một ví dụ thực tế đó chính là: “Bé HA con của chị TH (quận Gò Vấp) 1,5 tuổi, nặng gần 14 kg, ăn uống rất khỏe và không bị bệnh lặt vặt nhưng đi lại, đứng ngồi chậm chạp hơn trẻ cùng lứa. Chị H. đưa bé đi khám, không ngờ bé lại bị chẩn đoán là còi xương. Trước đó, chị thấy con hay quấy khóc, đổ mồ hôi cả khi chơi lẫn khi ngủ và tóc sau gáy rụng nhiều, xoáy lại thành một vòng tròn nhưng không biết đó là biểu hiện của bệnh còi xương.” 

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trẻ còi xương dù béo phì?  

Nguyên nhân chính gây nên bệnh còi xương ở trẻ đó chính là do trẻ thiếu Canxi và bị cung cấp thiếu Vitamin D khiến quá trình chuyển hóa Canxi vào xương không được diễn ra dẫn đến trẻ còi xương. Ở trẻ béo phì do trẻ phát triển quá nhanh nên nhu cầu về lượng canxi trong xương cần nhiều hơn, do đó khi không được cung cấp đủ canxi trẻ rất dễ dẫn đến bệnh còi xương. Hoặc có nhiều gia đình bổ sung cho trẻ rất nhiều thực phẩm chứa Canxi nhưng trẻ lại không được cung cấp đủ Vitamin D để chuyển hóa vào xương, mà thông thường Vitamin D được hấp thụ qua da vào buổi sáng sớm khi cho trẻ tắm nắng. Biết nguyên nhân khiến trẻ còi xương cha mẹ có thể tìm được phương pháp giúp trẻ điều trị  

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em

Còi xương ngày nay là một căn bệnh tương đối phổ biến ở trẻ, khi trẻ bị còi xương ảnh hướng rất lớn đến những hoạt động hàng ngày của trẻ, vậy nên phát hiện sớm và có phương pháp điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa những diễn biến xấu nhất đối với sức khỏe của trẻ.  

3.1 Dùng thuốc

Với những trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (sinh vào mùa đông), trẻ sinh ra bị nhẹ cân (dưới 2500g) thì từ tuần thứ 2 sau sinh nên uống vitamin D với liều 400 đơn vị/ngày, uống liên tục trong năm đầu. Trẻ còi xương thường bị thiếu canxi nên cha mẹ cần cho trẻ uống thêm canxi. Liều lượng và thời gian dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ vì nếu uống quá liều, kéo dài có thể làm tăng canxi máu, vôi hóa mạch máu dẫn tới sỏi thận. 

Bổ sung vitamin D cho trẻ theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa

3.2 Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Ngay từ khi mang thai người mẹ nên thường xuyên tắm nắng để tiếp nhận đủ vitamin D.
  • Thai phụ nên tăng cường vitamin D từ thức ăn: thêm gan cá, cua, trứng, sữa, bơ,… vào chế độ ăn vì những thực phẩm này rất giàu vitamin D.
  • Bà bầu cần làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị sinh non. Thai phụ có thể uống vitamin D khi thai nhi được 7 tháng với liều 600.000 đơn vị trong 3 tuần (200.000 đơn vị/tuần).
  • Trẻ sau sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Tránh cho trẻ ăn dặm quá sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi.
  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt là cua, cá, trứng, gan, sữa, phomai, các loại rau xanh,… Bữa ăn của trẻ nên có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D.
  • Cho trẻ phơi nắng đều đặn khi trời nắng đẹp: khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì 7-dehydro cholesterol trong da sẽ chuyển đổi thành vitamin D3. Thời gian tắm nắng thích hợp là 10 – 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều.    

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho cha mẹ những kiến thức thực tế nhất để chăm con phòng ngừa con bị còi xương. 

???????? ???????????????????????????? – ????????????̛????̛̀???? ????????̣???? đ????̂̀???????? ????????̀???????? ????????̀???????? ????????̣???? ????????????̂???? ???????????? đ????̛????̛̀???????? ????????????̆???? ????????́???? ????????̛́???? ????????????̉????
——————————————————————————
☎️☎️ Hotline: 0914405188
???????? Địa chỉ: Số 65 phố Trần Đăng Ninh, phường Quang Trung, Q. Hà Đông, HN.
???????? Website: Auramil.com 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.