Cẩm nang kiến thức cho mẹ bầu trước khi mang thai để mẹ khỏe, con thông minh.

Mang thai là điều mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng đều mong muốn có 1 lần trong đời, đây thực sự là một trải nghiệm vô cùng hạnh phúc và cũng có rất nhiều bối rối, lo lắng dành cho các bà mẹ lần đầu mang thai. Chẳng hạn như những thực phẩm nào nên bổ sung để giúp mẹ và con khỏe mạnh, hay những thực phẩm nào nên tránh trong quá trình mang thai, việc đi lại như thế nào để đảm bảo cho con,…và còn rất rất nhiều những điều khác mà bạn cần biết. Hãy cùng Auramil tìm hiểu thêm những kiến thức chăm sóc mẹ bầu nhé.  

1. Những dấu hiệu khi mang thai 

Với những bà mẹ mang thai lần đầu sẽ khó nhận ra với những dấu hiệu nhỏ khi mang thai bởi hầu hết những biểu hiện khi đến kỳ kinh nguyện của nhiều chị em cũng như vậy, tuy nhiên cũng có một số các dấu hiện khác biệt như sau: 

  • Trễ kinh
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau lưng nhẹ
  • Thay đổi tâm lý
  • Ngực căng
  • Thèm ăn một số thực phẩm nào đó 

Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu cơ bản của các mẹ khi mang thai, tuy nhiên nó cũng chỉ mang tính chất tương đối thôi, do vậy để có được những kết quả chính xác nhất cho mẹ thì các mẹ nên sử dụng que thử thai (Nhớ là làm kỹ theo hướng dẫn trên hộp que để có những kết quả chính xác nhất nhé. Hoặc đến các cơ sở ý tế  khám bác sỹ sẽ cho bạn xét nghiệm máu hoặc siêu âm để có kết quả chính xác nhất nhé.

2. Những việc mẹ bầu cần làm sau khi mang thai 

2.1 Khám thai định kỳ

Khi biết mình mang thai thì điều đầu tiên mà thai phụ cần làm đó chính là đi khám thai theo định kỹ, thông qua việc này các mẹ sẽ biết được sự phát triển của bé như thế nào, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn trẻ hoàn thiện ống thần kinh và liên quan đến một số bệnh di truyền,…Phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh có thể gặp phải để cha mẹ có những phương án thích hợp.  

 

Mẹ bầu cần khám thai định kì để kiểm tra sức khỏe mẹ và bé
Mẹ bầu cần khám thai định kì để kiểm tra sức khỏe mẹ và bé

Ngoài ra “Tiền Căn gia đình” là một vấn đề rất quan trọng mà bạn cần phải biết khi mang thai. Bởi vì nếu gia đình mắc phải những bệnh lý liên quan đến di truyền, bạn cần được bác sĩ tư vấn di truyền trước khi sinh. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý cũng như những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Một số bệnh lý di truyền thường gặp như: Thalassemia, Hemophilia

2.2. Tiêm ngừa vaccin đầy đủ

Bên cạnh việc thăm khám theo định kỳ thì việc tiêm ngừa các Vaccin trước khi mang thai là rất quan trọng: Một số loại vaccin mà bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai đó là: thủy đậu, sởi – quai bị – rubella, bạch hầu – ho gà – uốn ván.  

Tiêm ngừa vaccin đầy đủ rất quan trọng cho mẹ bầu
Tiêm ngừa vaccin đầy đủ rất quan trọng cho mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn những mũi tiêm nào bạn cần thực hiện. Đó có thể là tiêm ngừa uốn ván, cúm, viêm gan siêu vi B. Tiêm phòng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe, sức đề kháng cho bạn và thai nhi của bạn.

2.3 Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai. 

Quá trình mang thai được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 3 tháng, gọi là tam cá nguyệt. Vì vậy, thai kì bao gồm tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Với mỗi tam cá nguyệt, cơ thể của người mẹ sẽ có những thay đổi khác nhau. Song song đó cũng là những sự thay đổi theo thời gian của thai nhi. 

  • Trong thời kỳ Tam Cá Nguyệt thứ nhất:

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén, luôn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn mỗi khi nhìn thấy thức ăn. Nhưng vì đây là giai đoạn hầu hết các cơ quan quan trọng của phôi được hình thành, nên dù không ăn được nhiều, mẹ bầu vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất bằng cách ăn uống đa dạng thực phẩm, đặc biệt ăn nhiều rau xanh, trái cây…

Nếu trước khi mang thai mẹ bầu chưa bổ sung acid folic thì từ ngày đầu tiên biết mình mang thai cần bổ sung ngay. Liều lượng khuyến cáo là 400 mcg/ngày. Bên cạnh đó, sắt và canxi cũng cần được tăng cường trong suốt 9 tháng mang thai nhằm tránh thiếu máu và loãng xương cho mẹ về sau. Bà bầu có thể sử dụng loại vitamin tổng hợp, trong thành phần có chứa acid folic, sắt, canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Thai nhi trong giai đoạn này rất nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, rượu, thuốc, chất kích thích, hóa chất… Do đó, bà bầu cần kiêng sử dụng hay tiếp xúc với những tác nhân này và thiết lập cũng như duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi mang thai.

Việc uống thuốc chữa bệnh trong 3 tháng đầu cần đặc biệt lưu ý theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Trên thực tế, nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra như mẹ tự ý dùng thuốc kháng sinh khi bị cảm trong 3 tháng đầu hay nhiễm virus Rubella khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh… Để giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, mẹ bầu nên tiêm phòng trước khi mang thai và trong thai kỳ đầy đủ, đồng thời hạn chế đến chỗ đông người.

Ngoài ra việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết khi mang thai cũng giúp mẹ bầu phát hiện nhanh chóng các căn bệnh thai kỳ phổ biến.

  •  Dinh dưỡng trong 3 tháng giữa (Tam cá nguyệt thứ 2)

Đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai, đa số bà bầu không còn bị cảm giác ốm nghén hành hạ nên việc ăn uống cảm thấy ngon miệng hơn. Về phía thai nhi, lúc này hệ xương phát triển mạnh, não bộ và các cơ quan cũng dần hoàn thiện chức năng. Do đó ngoài acid folic, sắt, canxi, bà bầu cần bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, liều lượng 20mg/ngày. Việc thiếu kẽm khiến thai nhi nhẹ cân, chiều cao thấp, dị tật…

Mẹ bầu không nên có suy nghĩ phải ăn gấp đôi, gấp 3 bình thường để “con to” bởi lúc này thai nhi vẫn chưa bước sang thời kỳ “bứt phá” về cân nặng (đến 26 tuần tuổi, thai nhi chỉ mới nặng khoảng 900g). Theo khuyến cáo, trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu chỉ cần tăng khẩu phần ăn lên tương đương khoảng 300 – 400 kcal/ngày (bằng 2 chén cơm trắng hoặc 2 ly sữa).

Nếu ăn uống quá nhiều, mẹ tăng cân quá mức không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, tâm lý sau sinh mà còn tăng nguy cơ tiểu đường, tắng huyết áp, tiền sản giật trong thai kỳ.

  • Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối (Tam cá nguyệt thứ 3)

Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ đánh dấu bước phát triển vượt bậc về cân nặng của thai nhi. Để thai nhi tăng cân tốt, mẹ bầu cần chú ý đến tăng khẩu phần khoảng 400 kcal/ngày.

Lúc này, mẹ bầu cần bổ sung vitamin C cho cơ thể, nhằm hấp thụ sắt và canxi tốt hơn đồng thời tránh nguy cơ vỡ ối và sinh non (do thiếu vitamin C).

Vào 3 tháng cuối, do sự thay đổi hormone và thai nhi lớn gây áp lực lên vùng chậu và bàng quang khiến mẹ bầu thường bị táo bón, đầy bụng. Để tránh tình trạng này, chế độ ăn cho bà bầu nên bổ sung nhiều chất xơ và tránh ăn các thực phẩm khó tiêu hóa.

Như vậy, trong hành trình 9 tháng mang thai, có những giai đoạn mẹ bầu không cần tăng khẩu phần so với bình thường mà nên chú trọng đến nhóm chất bổ sung. Ngoài ra, với những mẹ bầu có nhiều nguy cơ trong thai kỳ, mẹ bầu ăn chay…, chế độ dinh dưỡng thai kỳ còn cần “thiết kế” kỹ càng, chi tiết theo từng tuần để vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ, vừa giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

2.4 Những thực phẩm nên ăn và không nên ăn

Bên cạnh những bữa ăn chính hàng ngày, mẹ bầu cần được bổ sung thêm sắt, kẽm, canxi, các vitamin cần thiết. Mẹ bầu cũng cần tăng cường rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh xa những sản phẩm chứa cồn, caffein vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.

2.5 Những sự thay đổi của cơ thể khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ trải qua rất nhiều sự thay đổi. Những sự thay đổi này có thể tự cảm nhận được như:

  • Ngực căng và to lên
  • Nhịp tim và nhịp thở tăng lên
  • Các triệu chứng tiêu hóa, như ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón
  • Các triệu chứng đường tiểu như tiểu lắt nhắt
  • Bụng: vùng bụng sẽ lớn dần lên theo thời gian. Mẹ bầu có thể gặp hiện tượng đau lưng, đau hông do giãn dây chằng
  • Rạn da, chuột rút, phù chân
  • Tăng cân: tăng cân là điều dễ hiểu trong quá trình mang thai tuy nhiên các mẹ cần nhớ rằng không ai là tăng cân giống nhau, việc tăng cần của từng mẹ bầu phụ thuộc vào chỉ số BMI của bạn trước kjhi mang thai là bao nhiêu, cân năng chỉ phản ánh 1 phần do đó mẹ cứ nạp đủ dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai nhé. 

Sau khi sinh, nồng độ hoc môn dần ổn dịnh, khi đó những sự thay đổi của mẹ bầu sẽ dần trở vệ trạng thái ban đầu.

2.6. Ngày dự sinh

Khi khám thai, bạn sẽ được bác sĩ thông báo ngày dự sinh của mình. Thông thường là 40 tuần tính từ ngày kinh chót của bạn. Ngày dự sinh cũng rất quan trọng. Bởi vì giúp bạn lên kế hoạch cho một chu kì sinh nở, cũng như theo dõi được những dấu hiệu chuyển dạ có phù hợp hay không.

2.7. Tình trạng xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm không? 

Bạn biết rằng, trễ kinh là dấu hiệu của mang thai. Tuy nhiên, đôi khi xuất huyết lại là dấu hiệu của mang thai. Bởi vì trong những ngày đấu tiên, do phôi thai làm tổ trong tử cung, có thể gây nên sự xuất huyết lượng ít, thường được gọi là xuất huyết hồng.

Tuy nhiên, trong khi mang thai, nếu bạn bị xuất huyết, điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó. Lúc này, bạn cần đi khám bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

2.8. Quan hệ tình dục khi mang thai

Trừ khi có những vấn đề về sức khỏe như ra huyết âm đạo, đau bụng, cổ tử cung ngắn,….và được bác sĩ khuyên kiêng giao hợp, các cặp vợ chồng có thể quan hệ tình dục trong suốt thai kỳ. Quan hệ tình dục còn có lợi là giúp cho hai vợ chồng gần nhau hơn, giúp họ thoải mái và ngủ ngon hơn, và đây là điều tốt cho việc chuẩn bị đón bé yêu. Lưu ý về những thay đổi cơ thể khi mang thai vì vậy bạn nên điều chỉnh tư thế sao cho phù hợp để có thể mang lại cảm xúc tốt nhất.

2.9. Du lịch khi mang thai

Trong giai đoạn đầu của thai kì, du lịch không ảnh hưởng nhiều, hơn nữa du lịch còn đem lại cảm giác thư giãn cho mẹ bầu. Tuy nhiên có thể có những rủi ro khi gần tới ngày dự sanh của bạn. Vì vậy, một số hãng hàng không không cho phép phụ nữ mang thai hơn 36 tuần đi máy bay. Nếu việc đi lại của bạn là không thể tránh khỏi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Đôi khi chứng nhận bởi bác sĩ là điều kiện tiên quyết để bạn được đi du lịch.

Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có những chuyến đi du lịch

2.10. Duy trì hoạt động là cần thiết

Tập luyện thể dục là rất tốt cho mẹ bầu

Thói quen tập thể dục hàng ngày là rất tốt cho mẹ bầu. Đảm bảo sự linh hoạt, sức khỏe, sức đề kháng tốt cho mẹ bầu. Hãy nhớ rằng, sinh con là một quá trình tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Vì vậy, tập luyện sẽ trang bị cho cả mẹ bầu và em bé một trạng thái sức khỏe tối ưu nhất. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giảm những cảm giác khó chịu do thai kì.

2.11. Luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời

Các nhà tâm lý học nhấn mạnh rằng, tinh thần và cảm xúc của người mẹ có tác động rất lớn đến thai nhi. Vì vậy, hãy luôn luôn sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan và yêu đời.

2.12. Cơn đau chuyển dạ

Khi ngày dự sanh của bạn đến gần, bạn sẽ bắt đầu trải qua cơn đau chuyển dạ. Việc hiểu và nhận biết được những cơn đau chuyển dạ là rất quan trọng. Bởi nó giúp cho mẹ bầu không bị bỡ ngỡ và vượt qua một cách dễ dàng hơn.

Cơn đau chuyển dạ là những cơn co thắt mạnh mẽ, gây đau khiến bạn khó chịu, không giảm đau dù bạn đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơ co diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút. Đi bộ được khuyến khích trong thời gian đầu của quá trình chuyển dạ. Vì nó giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.

2.13. Chọn nơi sinh

Bạn nên lên kế hoạch lựa chọn bệnh viện để sinh con. Điều quan trọng là chọn bệnh viện nào tốt nhất cho bạn và phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn. Một số yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn đó là:

  • Chuyên môn của bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Vệ sinh sạch sẽ
  • Khoảng cách từ nhà tới bệnh viện

2.14. Mua sắm vật dụng cho mẹ và bé

Việc chuẩn bị trước những đồ dùng cho em bé giúp gắn kết tình mẫu tử hơn

Hãy lên kế hoạch mua sắm những đồ dùng, quần áo cần thiết cho cả mẹ và bé. Một số vật dụng mà bé cần như quần áo, chiếu, chăn và các vật dụng để bé bú. Hơn thế nữa, việc mua sắm này cũng làm tăng cường mối quan hệ giữa mẹ và bé.

2.15. Tìm hiểu cách nuôi dạy con

Việc nuôi dạy con chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Nó có thể rất đơn giản với người này nhưng lại rất khó khăn với người khác. Hiện nay có rất nhiều phương pháp nuôi dạy con. Bạn có thể tìm hiểu thông quá sách báo, internet hoặc học hỏi từ người thân, bạn bè.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kì thắc mắc hay lo lắng gì, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn. Tuyệt đối không tự ý điều trị!

Khách hàng cần chúng tôi tư vấn về dinh dưỡng trong suốt thời kỳ mang thai, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ: 

——————————————————————————
☎️☎️ Hotline: 0914405188
 Địa chỉ: Số 65 phố Trần Đăng Ninh, phường Quang Trung, Q. Hà Đông, HN.
 Website: Auramil.com

——————————————————————————
Hotline: 0914405188
 Địa chỉ: Số 65 phố Trần Đăng Ninh, phường Quang Trung, Q. Hà Đông, HN.
Website: Auramil.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.